Các điều cần biết để trở thành một đầu bếp
Luôn giữ dao sắc bén
Dao là dụng cụ hành nghề không thể thiếu của người đầu bếp. Muốn trở thành một đầu bếp giỏi, trước hết bạn phải biết cách bảo quản đồ hành nghề của mình. Việc sử dụng và bảo quản dao cần phải tuân thủ theo đúng 5 nguyên tắc sau đây:
- Sử dụng loại dao phù hợp với loại nguyên liệu cần cắt thái.
- Thực hiện việc mài dao đúng cách với từng loại dao.
- Chọn loại thớt phù hợp với từng loại dao.
- Không sử dụng máy rửa chén để rửa dao.
- Sau khi sử dụng, dao cần được bảo quản trong ngăn kéo chuyên dụng, gắn vào giá treo hoặc gắn vào giá gỗ, không để phần lưỡi dao chạm vào nhau.
Việc giữ dao luôn sắc bén không chỉ giúp cắt thái nguyên liệu một cách nhanh chóng, giúp quá trình chế biến món ăn nhanh hơn mà còn thể hiện sự cẩn thận, chuyên nghiệp trong công việc của một người đầu bếp.
Luyện tập khả năng nêm nếm
Việc nhận biết món ăn còn thiếu vị gì – cần bổ sung gia vịnào hay điều chỉnh vị là một kỹ năng quan trọng mà một đầu bếp giỏi cần phải có. Có những đầu bếp vốn đã rất nhạy cảm với mùi vị nên có khả năng nêm nếm rất tốt. Nếu không thuộc “nhóm số ít” này, bạn cần phải luyện tập khả năng nêm nếm của mình.
Với các đầu bếp, để nâng cao độ nhạy cảm của các giác quan, mỗi ngày, bạn cần tập ngửi và nếm 5 – 10 hương – vị, số lượng cần tăng theo thời gian. Việc nhận biết chính xác các loại hương vị giúp bạn hình thành khả năng nêm nếm, kết hợp và điều chỉnh các loại gia vị hợp lý, giúp món ăn vừa miệng và đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
Học cách kiểm soát nhiệt độ
Một đầu bếp giỏi cần phải biết cách kiểm soát nhiệt độ khi áp dụng các phương pháp chế biến các món ăn. Cùng làm chín thức ăn bằng dầu nhưng chiên sẽ sử dụng nhiệt độ cao hơn so với áp chảo, luộc thịt sẽ khác với luộc hải sản… Để chế biến nên những món ăn ngon nhất, người đầu bếp cần phải nắm được nguyên tắc điều chỉnh nhiệt độ phòng – nhiệt độ nấu và nhiệt độ món ăn sao cho phù hợp.
Học cách kiểm soát nhiệt độ ở đây còn bao hàm cả việc “kiểm soát cảm xúc” của người đầu bếp. Mọi cảm xúc của người đầu bếp hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng món ăn nên nếu là một đầu bếp chuyên nghiệp – bạn không thể mang tâm trạng buồn chán, bực dọc, mệt mỏi khi bước vào gian bếp nhà hàng – khách sạn. Bạn cần phải học cách buông bỏ những cảm xúc tiêu cực ấy, chỉ suy nghĩ về những điều tích cực trước khi thay đồng phục bước vào ca làm việc. Bởi chỉ khi nấu ăn với niềm đam mê và sự thoải mái thì bạn mới có thể đem đến cho thực khách của mình những món ăn ngon nhất.
Giữ vệ sinh khu vực làm việc
“Luôn giữ cho căn bếp luôn sạch sẽ” – là yêu cầu tiêu chuẩn bắt buộc với một đầu bếp làm việc trong các nhà hàng – khách sạn. Trước khi thực hiện việc nấu nướng, các đầu bếp cần phải sắp xếp các công cụ – dụng cụ, nguyên liệu gọn gàng, dễ thao tác.
Trong quá trình nấu nướng, các nguyên liệu dư thừa cần phải được dọn dẹp gọn gàng, dụng cụ bẩn cần được đưa đến khu vực làm sạch. Bởi hình ảnh căn bếp bừa bộn sẽ gây ra cảm giác bức bối, khi mất thời gian tìm kiếm món đồ cần thiết sẽ khiến người đầu bếp căng thẳng và có thể món ăn sẽ không đạt chất lượng tốt nhất.
Chủ động nâng cao kiến thức về ẩm thưc
Thế giới ẩm thực vô cùng phong phú và luôn biến đổi không ngừng, do đó, muốn trở thành một đầu bếp giỏi, bạn cần chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân. Việc trang bị kiến thức ẩm thực của dân tộc thiểu số cho đến nhiều quốc gia rộng lớn, từ hiện đại lui về truyền thống… sẽ giúp người đầu bếp am hiểu khẩu vị của từng đối tượng thực khách, cũng như hình thành khả năng biến hóa, kết hợp để tạo nên những món ăn đa dạng hơn hay sáng tạo nên những món mới mang thương hiệu cá nhân bạn.
Có rất nhiều phương thức khác nhau để đầu bếp nâng cao kiến thức ẩm thực cho bản thân: đọc sách – tạp chí về ẩm thực, xem các cuộc thi nấu ăn chuyên nghiệp trên truyền hình, tham gia các hội nhóm – diễn đàn hay trực tiếp tham các cuộc thi dành cho đầu bếp…
Có sổ ghi chép riêng
Thật khó để người đầu bếp có thể ghi nhớ được tất cả công thức chế biến món ăn – các bí quyết, do đó mà bạn cần phải có sổ ghi chép để lưu lại những gì nhìn thấy, đọc – nghe hay cảm nhận được. Bạn có thể phân chia sổ ghi chép thành nhiều mục khác nhau (công thức món ăn, meoo, bí kíp, xu hướng ẩm thực, địa chỉ mua nguyên liệu ngon – giá tốt….) để dễ dàng tìm kiếm khi cần. Cuốn sổ sẽ là “trợ lý” đắc lực giúp bạn trở thành một đầu bếp giỏi.
Biết lắng nghe
Biết cách lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng mà người đầu bếp cần có: lắng nghe cấp trên phân công để làm đúng yêu cầu công việc, lắng nghe những phản hồi – góp ý từ khách hàng để thay đổi tích cực hơn, nghe những lời khen để làm động lực cố gắng hơn và lắng nghe tâm sự của đồng nghiệp để san sẻ, hỗ trợ nhau cùng vượt qua những khó khăn trong công việc.
Các điều cần biết để trở thành một đầu bếp
Luôn giữ dao sắc bén
Dao là dụng cụ hành nghề không thể thiếu của người đầu bếp. Muốn trở thành một đầu bếp giỏi, trước hết bạn phải biết cách bảo quản đồ hành nghề của mình. Việc sử dụng và bảo quản dao cần phải tuân thủ theo đúng 5 nguyên tắc sau đây:
- Sử dụng loại dao phù hợp với loại nguyên liệu cần cắt thái.
- Thực hiện việc mài dao đúng cách với từng loại dao.
- Chọn loại thớt phù hợp với từng loại dao.
- Không sử dụng máy rửa chén để rửa dao.
- Sau khi sử dụng, dao cần được bảo quản trong ngăn kéo chuyên dụng, gắn vào giá treo hoặc gắn vào giá gỗ, không để phần lưỡi dao chạm vào nhau.
Việc giữ dao luôn sắc bén không chỉ giúp cắt thái nguyên liệu một cách nhanh chóng, giúp quá trình chế biến món ăn nhanh hơn mà còn thể hiện sự cẩn thận, chuyên nghiệp trong công việc của một người đầu bếp.
Luyện tập khả năng nêm nếm
Việc nhận biết món ăn còn thiếu vị gì – cần bổ sung gia vịnào hay điều chỉnh vị là một kỹ năng quan trọng mà một đầu bếp giỏi cần phải có. Có những đầu bếp vốn đã rất nhạy cảm với mùi vị nên có khả năng nêm nếm rất tốt. Nếu không thuộc “nhóm số ít” này, bạn cần phải luyện tập khả năng nêm nếm của mình.
Với các đầu bếp, để nâng cao độ nhạy cảm của các giác quan, mỗi ngày, bạn cần tập ngửi và nếm 5 – 10 hương – vị, số lượng cần tăng theo thời gian. Việc nhận biết chính xác các loại hương vị giúp bạn hình thành khả năng nêm nếm, kết hợp và điều chỉnh các loại gia vị hợp lý, giúp món ăn vừa miệng và đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
Học cách kiểm soát nhiệt độ
Một đầu bếp giỏi cần phải biết cách kiểm soát nhiệt độ khi áp dụng các phương pháp chế biến các món ăn. Cùng làm chín thức ăn bằng dầu nhưng chiên sẽ sử dụng nhiệt độ cao hơn so với áp chảo, luộc thịt sẽ khác với luộc hải sản… Để chế biến nên những món ăn ngon nhất, người đầu bếp cần phải nắm được nguyên tắc điều chỉnh nhiệt độ phòng – nhiệt độ nấu và nhiệt độ món ăn sao cho phù hợp.
Học cách kiểm soát nhiệt độ ở đây còn bao hàm cả việc “kiểm soát cảm xúc” của người đầu bếp. Mọi cảm xúc của người đầu bếp hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng món ăn nên nếu là một đầu bếp chuyên nghiệp – bạn không thể mang tâm trạng buồn chán, bực dọc, mệt mỏi khi bước vào gian bếp nhà hàng – khách sạn. Bạn cần phải học cách buông bỏ những cảm xúc tiêu cực ấy, chỉ suy nghĩ về những điều tích cực trước khi thay đồng phục bước vào ca làm việc. Bởi chỉ khi nấu ăn với niềm đam mê và sự thoải mái thì bạn mới có thể đem đến cho thực khách của mình những món ăn ngon nhất.
Giữ vệ sinh khu vực làm việc
“Luôn giữ cho căn bếp luôn sạch sẽ” – là yêu cầu tiêu chuẩn bắt buộc với một đầu bếp làm việc trong các nhà hàng – khách sạn. Trước khi thực hiện việc nấu nướng, các đầu bếp cần phải sắp xếp các công cụ – dụng cụ, nguyên liệu gọn gàng, dễ thao tác.
Trong quá trình nấu nướng, các nguyên liệu dư thừa cần phải được dọn dẹp gọn gàng, dụng cụ bẩn cần được đưa đến khu vực làm sạch. Bởi hình ảnh căn bếp bừa bộn sẽ gây ra cảm giác bức bối, khi mất thời gian tìm kiếm món đồ cần thiết sẽ khiến người đầu bếp căng thẳng và có thể món ăn sẽ không đạt chất lượng tốt nhất.
Chủ động nâng cao kiến thức về ẩm thưc
Thế giới ẩm thực vô cùng phong phú và luôn biến đổi không ngừng, do đó, muốn trở thành một đầu bếp giỏi, bạn cần chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân. Việc trang bị kiến thức ẩm thực của dân tộc thiểu số cho đến nhiều quốc gia rộng lớn, từ hiện đại lui về truyền thống… sẽ giúp người đầu bếp am hiểu khẩu vị của từng đối tượng thực khách, cũng như hình thành khả năng biến hóa, kết hợp để tạo nên những món ăn đa dạng hơn hay sáng tạo nên những món mới mang thương hiệu cá nhân bạn.
Có rất nhiều phương thức khác nhau để đầu bếp nâng cao kiến thức ẩm thực cho bản thân: đọc sách – tạp chí về ẩm thực, xem các cuộc thi nấu ăn chuyên nghiệp trên truyền hình, tham gia các hội nhóm – diễn đàn hay trực tiếp tham các cuộc thi dành cho đầu bếp…
Có sổ ghi chép riêng
Thật khó để người đầu bếp có thể ghi nhớ được tất cả công thức chế biến món ăn – các bí quyết, do đó mà bạn cần phải có sổ ghi chép để lưu lại những gì nhìn thấy, đọc – nghe hay cảm nhận được. Bạn có thể phân chia sổ ghi chép thành nhiều mục khác nhau (công thức món ăn, meoo, bí kíp, xu hướng ẩm thực, địa chỉ mua nguyên liệu ngon – giá tốt….) để dễ dàng tìm kiếm khi cần. Cuốn sổ sẽ là “trợ lý” đắc lực giúp bạn trở thành một đầu bếp giỏi.
Biết lắng nghe
Biết cách lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng mà người đầu bếp cần có: lắng nghe cấp trên phân công để làm đúng yêu cầu công việc, lắng nghe những phản hồi – góp ý từ khách hàng để thay đổi tích cực hơn, nghe những lời khen để
Leave a Reply